Trồng dâu nuôi tằm ươm tơ là một nghề truyền thống có từ rất lâu đời ở mảnh đất Hồng Lý.
Hồng Lý vốn là một vùng đất bãi bồi ven sông hồng đã ba của con sông Hồng và con sông Trà Lý nên ghép tên hai dòng sông thành xã Hồng Lý. Với tính chất của đất phù sa rất phù hợp cho việc trồng cây dâu do đó nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển từ rất lâu và làm nghề truyền thống. Tuy nhiên gần đây do sự phát triển của kinh tế thị trường nhiều bạn thanh niên trẻ không còn làm nghề nông nữa và đi làm công nhân hoặc đi làm ăn xa nên nghề cũng đã dần dần một.
Tuy nhiên với cố gắng duy trì và phát triển là người truyền thống ngày nay khi các bạn đến Hồng Lý vẫn có thể ghé thăm làm nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ. Tuy nó còn nhỏ nhưng chắc chắn là một trải nghiệm thú vị các bạn nên thử. Bản thân mình sợ rằng sau này chúng ta không còn cơ hội để trải nghiệm làm nghề này nữa
Đến Hồng lý theo chỉ dẫn của Lopa Garden trên bản đồ các bạn có thể hỏi thăm trực tiếp đến khu vực thôn thượng Trung, sau đó hỏi thăm tiếp để trải nghiệm làm nghề trồng dâu nuôi tằm các bạn cứ hỏi thăm người dân chỉ dẫn rất nhiệt tình nên mình không chỉ cụ thể ở đây nữa.
Trải nghiêm hái dâu
Ở trải nghiệm hái dâu các bạn sẽ được đến bãi dâu rộng lớn của xã Hồng Lý. Cách hái dâu thì rất đơn giản thôi, các bạn chỉ ít các bác nông dân hay làm theo là được.
Trải nghiệm cho tằm ăn
Trong quá trình nuôi luôn phải theo dõi tằm ăn hàng giờ, nếu những con nào bị bệnh chúng bỏ ăn bò ra miệng lia sẽ phải bắt ra nếu không sẽ lây những con khác. Lúc tằm còn nhỏ lá dâu được thái thành sợi trước khi cho tằm ăn, nếu tằm có dấu hiệu bị bệnh thì phải xử lý bằng vôi bột.
Cách cho tằm ăn thì hơi khó hơn một chút so với hài dâu, tuy nhiên các bác nông dân sẽ kéo đọc tạp ra cho các bạn cầm râu thả vào cho chúng nó ăn giống như là hoa quả với rau khi đi vườn bách thú vậy
Tham quan né kén
Để tạo nên những sản phẩm chất lượng, các nghệ nhân của làng nghề ươm tơ Hồng Lý phải trải qua rất nhiều khâu rất vất vả. Đầu tiên người ta cần tạo các khung nứa để tằm có thể nhả tơ và tạp kén, tằm cần được nuôi bằng lá dâu để có kén màu vàng, nếu muốn có kén trắng thì cho ăn bằng lá sắn. Khi tằm đóng kén người nuôi cần phải canh nắng sao cho kén tạo ra phải khô, thơm để khi ươm tơ sẽ không bị tan và sợi tơ thu được sẽ có màu vàng óng ánh.
Tham quan làng nghề ươm tơ
Công đoạn ươm tơ cũng thật nhiều vất vả, để làm công việc này, người ta sẽ đun một nồi nước sôi sau đó thả kén vào rồi đảo đều cho đến khi lớp áo kén bong ra bên ngoài. Khi đó các thợ sẽ lần tìm những mối gốc của kén tơ và rút ra, chập 10 sợi lại với nhau thành 1 sợi và bắt đầu quấn vào con tơ, tơ khi được kéo ra như vậy gọi là tơ thô.
Sau khi kéo tơ xong sẽ mang đi phơi trước khi mang bán hoặc làm các sản phẩm thủ công như dệt lụa
Ngắm nhìn những sợi tơ vàng óng ả dưới cái nắng vàng như rót mật, tận mắt xem tận mắt quy trình ươm kén lấy tơ là trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai khi đến với làng nghề Hồng Lý ở Thái Bình.
Nhân tiện đừng bỏ qua món nhộng tằm ở đây luôn nhé!