Mùa gặt bây giờ
Bây giờ với sự cơ giới hóa thì rất ít gia đình còn gặp bằng tay. Tuy nhiên không phải là không còn có những thửa ruộng do máy cày do máy giặt không vào được hoặc do cây lúa bị đổ dạp do bệnh do chuột hoặc do lúc mưa nên bắt buộc phải gặt bằng tay. Đặc biệt nếu các bạn muốn trải nghiệm gặt lúa bằng niềm các bác nông dân cũng rất sẵn sàng thôi đỡ tiền gặp mà lại vui cuối buổi gặp mệt lửng chẳng cần gì chỉ xin về nhà các bác làm một bữa cơm mà chầu bia hơi no nê là được rồi
Những ngày gặp thực sự cánh đồng vui như trẩy hội ngày xưa khi còn gặp bằng tay thì nhà đầy đổ cho nhà kia luân phiên hết ruộng nhà mày lại đến ruộng nhà kia kéo dài cả tuần cả tháng.
Ngày nay gặt máy cũng không kém phần đông vui vì máy gặp rất nhanh gặt hết cửa nhà này lại đến cửa nhà khác, cho nên ngày gặp như ngày hội tất cả bà con ai cũng có mặt ở ruộng nhà mình nói chuyện vui vẻ chờ đến lượt gặp cả cánh đồng cảm giác như mở hội. Nếu như có flycam thì mình sẽ xin chia sẻ clip sau không khí thật đã nhiệt tuyệt vời.
Với các bạn ở quê có thể quen với cảnh này như các bạn ở thành phố thực sự nên trải nghiệm một lần xem sao nhé. Mời các bạn đọc bài viết sau để có thêm động lực về Hồng Lý gặt lúa. Bài viết được sưu tầm, nhưng nó chính là ký ức tuổi thơ của những người lứa chúng tôi hoặc già hơn, sinh ra và lớn lên từ môt vùng quê lúa.
P/s: Cứ về đây đi, có rô đồng cho các bạn ăn. Cốm thì rất nhiều, ngay xã bên có cả làng nghê luôn, tiện thì các bạn đi tham quan cũng được luôn.
*****
Mùa gặt trong ký ức
Hồi còn ở quê mùa gặt là mùa lũ trẻ chúng tôi thích nhất, dù nông thôn có rất nhiêu mùa thu hái. Từ đào khoai mùa lụt, bẻ ngô trên đồng bãi, thu hoạch lạc, đậu, vừng, kê… nhưng mùa gặt lúa vụ 5 vẫn là thích nhất, vì lúc ấy đúng dịp nghỉ hè.
Nếu như năm nào lúa chín sớm lũ trẻ chưa được nghỉ thì cũng chỉ phải đi học lấy lệ, thường buổi chiều đứa nào nhà không có trâu bò, thì tìm đủ cách để trốn nhà theo những đứa trẻ khác trong làng đi chăn trâu.
Mỗi lần như thế chúng tôi thường chuẩn bị dụng cụ để bắt lũ sẻ đồng. Những đứa trẻ lúi húi nấp sau những đụn rơm cao ngất trên những thửa ruộng vừa gặt xong để chờ đợi và lao đến khi có chú chim nào đó dính bẫy.

Chú chim sợ hãi kêu loạn xạ khi bị chuyền hết tay đứa này đến đứa kia, cuối cùng đứa tợn nhất trong nhóm dành được quyền đem chú sẻ đồng về nhà để nuôi.
Thế nhưng thằng Thắng – là đứa có quyền nuôi con sẻ đồng đầu tiên trong mùa gặt đã không giữ lời hứa, giết thịt con sẻ đồng trong sự xót xa của lũ trẻ trong làng.
Thương chim, nhiều đứa rơm rớm nước mắt, dần dần không bẫy chim nữa. Lũ sẻ đồng nhận thấy sự an toàn cho mình, nên thân thiện, hiền ngoan hơn. Chúng sà xuống những đụn rơm, đậu trên lưng trâu nhảy nhót. Một cảm giác yên bình trong thanh âm của gió, tiếng cỏ cây và màu nắng nhàn nhạt đuổi bóng về tây…
Người lớn trong làng bảo rằng mùa gặt lũ sẻ về không hẳn chỉ để ăn lúa, mà như một cái hẹn với cánh đồng, với những người nông dân thân thiện và chất phác.
Và sau mùa gặt, khi lúa về bồ nhà, thứ được chờ đợi nhất là bữa cơm mới. Trong mâm cỗ cúng cơm mới thường có thực phẩm tươi, có thể là con gà tự nuôi, vài lạng thịt lợn người lớn dậy sớm lên chợ huyện mua về. Nhà không có điều kiện thì cúng đĩa cá rô đồng kho, bát canh cua nấu với rau me chua.
Những con rô đồng sau mùa gặt to, vàng ruộm. Chúng nhảy lên đớp những giẻ lúa sót trên thân rạ tạo ra tiếng động vui tai. Chúng tôi bắt lũ cá có thể bằng chiếc cần câu làm từ thân cây đay khô buộc dây dù và lưỡi câu tự uốn.
Hồi đó thực phẩm khan hiếm, thì cá rô đồng là những đồ ăn tự cung, tự cấp của dân làng, vụ nọ nối mùa kia nuôi chúng tôi lớn lên, đi xa…
Còn một thứ nữa được chờ đợi sau mùa gặt, đó là cốm. Những hạt cốm không quá thơm, cũng không xanh như cốm hàng hóa bán trong siêu thị bây giờ. Mà là những hạt cốm hơi ngà ngà, mộc mạc, thấm đẫm mồ hôi người chăm cấy, mang theo sự chờ đợi của lũ trẻ trong làng. Người lớn giã cốm xong, sáng mai chúng tôi đem cốm đến lớp mời cả cô giáo cùng ăn, rất tình cảm.
Cốm từ gạo làng không gắn với thương hiệu nào cả, nhưng ăn rồi thì khó thể quên. Trong ký ức của mình, bên cạnh lũ sẻ đồng hiền ngoan, cá rô đồng béo bự trong mùa gặt, còn có một ngăn để chúng tôi dành cất hạt cốm. Những hạt gạo làng ta có đủ cả bão tháng bảy, mưa tháng ba, sự đợi chờ, khắc khoải, lo âu…
Đi học xa, rồi đi làm trên phố, nhưng ký ức tuổi thơ, những kỷ niệm với đồng làng vẫn không nguôi nhớ trong tôi. Nhớ cốm, thương quê, cách đây mới chỉ vài năm thôi, mỗi năm hai vụ gặt tôi vẫn thường tìm ra ngoại ô để được sống lại thời thơ trẻ ở làng.
….